Trễ hẹn buổi phỏng vấn và cách xử lý vấn đề cho thật khéo?
Trễ hẹn phỏng vấn là điểm trừ tương đối lớn với hầu hết các ứng viên, thể hiện tác phong thiếu chuyên nghiệp, thậm chí bị đánh giá là không tôn trọng nhà . Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, nếu vì một số lý do bất khả kháng mà bạn không thể tới buổi phỏng vấn đúng giờ. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn lấy lại thiện cảm với nhà tuyển dụng.
Trễ hẹn buổi phỏng vấn: Làm thế nào để xử lý vấn đề cho thật khéo?
1. Gọi điện thông báo trước
Ngay khi biết mình có nguy cơ bị muộn phỏng vấn, hãy lập tức gọi điện cho phía nhà tuyển dụng, trình bày rõ lý do và các biện pháp khắc phục mà bạn đang cố gắng thực hiện, đồng thời ước lượng khoảng thời gian chính xác sẽ tới công ty.
Trường hợp bạn không có thông tin liên lạc của người tham gia phỏng vấn, bạn có thể thông báo tới một nhân viên trong công ty, và đảm bảo họ có thể giúp bạn chuyển lời. Cố gắng gửi thông báo sớm nhất tới nhà tuyển dụng, để họ cảm thấy bớt khó chịu khi không biết mình phải chờ đợi đến bao giờ.
2. Đừng ngại xin lỗi
Hầu hết các ứng viên sẽ được
thông báo về lịch phỏng vấn trước khoảng 1 tuần để sắp xếp thời gian phù hợp, nên việc đến phỏng vấn trễ có thể gây ra mức độ thất vọng lớn cho nhà tuyển dụng. Thậm chí sự thất vọng còn có xu hướng tăng lên, nếu không nhận được bất kỳ lời xin lỗi nào từ bạn, cho dù lý do đi trễ có chính đáng đến đâu đi nữa.Hãy đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng khi họ cũng phải sắp xếp rất nhiều công việc khác, để dành ra 30 phút - 1 tiếng phỏng vấn ứng viên. Vì thế, dù chỉ đến muộn 5 hay 10 phút, gửi một lời xin lỗi chân thành cũng sẽ giúp bạn lấy lại thiện cảm từ phía những người tham gia phỏng vấn.
3. Đưa ra lý do chính đáng
Nhiều nhà tuyển dụng có thể hỏi ứng viên về lý do tới muộn, và đừng để những câu chuyện như ngủ quên hay tắc đường khiến bạn bị mất điểm tuyệt đối. Bởi lịch phỏng vấn đã được thông báo từ sớm, buộc ứng viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, nếu không muốn bị đánh giá là thiếu trách nhiệm và thiếu chuyên nghiệp.
Những sơ suất nhỏ do yếu tố chủ quan, hoặc hơn hết là các tình huống bất khả kháng, chẳng hạn: hỏng xe hoặc trường hợp khẩn cấp, sẽ dễ dàng được thông cảm và chấp nhận. Nhà tuyển dụng sẽ không quá khó khăn nếu lý do bạn đưa ra là chính đáng, và nhận được từ bạn lời xin lỗi chân thành.
Để thuyết phục nhà tuyển dụng, ứng viên cần đưa ra lý do chính đáng cho việc trễ phỏng vấn
4. Thông báo thời gian tới muộn
Gửi một email hay gọi điện thông báo với nội dung chung chung rằng bạn sẽ tới muộn, không phải cách xử lý tốt vấn đề, bởi điều nhà tuyển dụng quan tâm là họ sẽ phải chờ đợi bạn trong tối đa bao lâu nữa.
Bạn không cần đưa ra thời gian chính xác (mặc dù sẽ rất tuyệt vời nếu có thể), nhưng hãy ước tính con số cụ thể và gần đúng nhất, bằng thời gian di chuyển cộng thêm năm phút, đồng thời nhanh chóng tới nơi phỏng vấn càng sớm càng tốt.
5. Sẵn sàng hẹn lại lịch phỏng vấn
Như đã đề cập trước đó, quỹ thời gian của các nhà tuyển dụng là vô giá và công việc của họ không chỉ có phỏng vấn ứng viên. Vì vậy, khi gọi điện để thông báo mình sẽ tới muộn, hãy sẵn sàng tinh thần cho việc bị hủy buổi phỏng vấn hiện tại. Tuy nhiên, bạn có thể đề cập xin được dời lịch sang một ngày khác và thật may mắn nếu nhà tuyển dụng chấp thuận.
Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp thường không thích ứng viên trễ hẹn phỏng vấn, sẵn sàng lựa chọn các ứng viên khác dù thiếu kinh nghiệm nhưng đúng giờ và có tác phong làm việc chuyên nghiệp.
Chính vì thế, hãy cố gắng đừng để trễ hẹn phỏng vấn, nếu bạn không muốn đánh mất những điểm quý giá trong mắt nhà tuyển dụng!
Nguồn: Joboko